Lưu ý khi chọn mua Laptop Dell cũ dòng Workstation

Hiên nay, thị trường laptop Dell cũ có muôn vàn sự lựa chọn cho người có nhu cầu. Tuy nhiên, để chọn được chiếc laptop Dell cũ dòng Workstation có chất lượng tốt không phải là chuyện dễ. Chính vì thế, bạn cần trang bị cho mình kiến thức chọn mua laptop cũ trước khi đi mua để tránh mua nhần hàng dỏm nhé.

Lưu ý khi mua Laptop Dell cũ dòng Workstation

Dưới đây là những lưu ý khi bạn muốn mua laptop Dell cũ dòng Workstation. Hãy tham khảo để biết cách chọn cho mình chiếc laptop cũ như ý và tránh không bị kẻ khác dắt mũi nhé.

1/  Chọn địa điểm mua laptop cũ đáng tin cậy

Có rất nhiều cách để bạn có thể chọn mua laptop cũ dễ dàng như tham khảo qua các website rao vặt, quảng cáo trên các báo chí hay thông qua một số mạng xã hội. Tuy nhiên, bạn thừa biết rằng với quyết định chọn mua laptop cũ đã qua sử dụng sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà bạn không thể lường trước, đôi khi một chiếc laptop mới mua sử dụng được vài tháng đã hư vậy điều gì đảm bảo rằng laptop cũ bạn định mua sẽ chạy tốt.

Mua Laptop Dell cũ

Khó khăn đối với người mua đó chính là thị trường laptop cũ giá rẻ hiện nay tuy rất phong phú nhưng đó cũng khiến cho người dùng lo lắng, hoang mang. Vậy tốt nhất là bạn nên chọn mua laptop cũ ở những cửa hàng, siêu thị có uy tín thì chất lượng sẽ đảm bảo hơn, tránh gặp phải tình trạng mua hớ hay mắc bẫy người bán mua nhầm phải những laptop hàng dỏm, hàng dựng.

Một kinh nghiệm dành cho bạn là trước khi mua laptop cũ bạn nên tìm hiểu xem người thân, bạn bè mình có ai có ý định bán laptop cũ đang sử dụng hay không, chắc hẳn việc mua laptop bởi những người quen phần nào sẽ tốt hơn so với những người rao tin trên mạng không biết rõ lai lịch, nguồn gốc sản phẩm như thế nào.

2/ Kiểm tra kỹ tình trạng máy trước khi mua

Để mua được một chiếc laptop cũ với giá cả phải chăng cùng với đó là chất lượng hoạt động tốt và ổn định không phải là chuyện dễ, vậy những điều gì bạn phải lưu ý khi mua laptop cũ:

Chọn mua Laptop Dell cũ dòng Workstation

Kiểm tra bên ngoài máy: Đầu tiên, bạn chú ý đến tổng thể bề ngoài của máy như tình trạng máy hiện tại có mới không, vỏ máy có bị trầy xước hay nứt chỗ nào hay không.

Kiểm tra màn hình và pin: Bạn cần lưu ý về màn hình và vấn đề pin trên các laptop cũ, bởi vì đa phần các laptop cũ sau thời gian sử dụng gặp phải tình trạng điểm chết trên màn hình khá cao và pin trên các laptop cũ này thường bị chai. Mẹo ở đây là trong quá trình kiểm tra máy, bạn không nên cắm sạc mà chỉ nên sử dụng pin để có thể theo dõi được máy có bị chai pin hay không, và thời lượng pin sử dụng được là khoảng bao lâu.

Kiểm tra bàn phím: Kiểm tra bàn phím chắc chắn khá đơn giản và ai cũng có thể dễ dàng làm được, bạn có thể mở trình soạn thảo văn bản lên và gõ từng phím nhiều lần xem độ nhạy cũng như mượt của bàn phím.

Kiểm tra cấu hình phần cứng: Cấu hình của máy sẽ quyết định nhu cầu sử dụng cũng như giá bán của laptop cũ bạn định mua, với tầm giá từ 5 đến 7 triệu đồng bạn hoàn toàn có thể chọn mua laptop cũ với cấu hình cao hỗ trợ tốt trong công việc, học tập hay nhu cầu giải trí hằng ngày. Những thông tin bạn cần kiểm tra như RAM, dung lượng ổ đĩa cứng, các cổng USB, card đồ họa...

Kiểm tra các kết nối như Wi-Fi, Bluetooth: Nếu đi kiểm tra máy bạn nên chọn địa điểm ở những nơi có Wi-Fi để có thể kiểm tra được tình trạng kết nối của Wi-Fi, nếu như ở các cửa hàng hay siêu thị thường có sẵn Wi-Fi thì bạn không cần lo lắng về vấn đề này, song nếu bạn mua laptop cũ ở những người rao bán trên mạng thì khi đi kiểm tra máy nên chọn các quán nước, quán cafe vừa giúp kiểm tra dễ dàng và đây là nơi thường đông người qua lại nên cũng tránh được tình trạng lừa đảo, trộm cướp.

Kiểm tra thông tin bảo hành: Tốt nhất bạn nên chọn mua laptop cũ vẫn còn thời gian bảo hành để tránh được tình trạng lỗi xảy ra trong quá trình sử dụng, các máy có thời hạn bảo hành lâu thường giá bán cao hơn nhưng đổi lại bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng của máy.

3/ Nên nhờ người thân có kinh nghiệm đi mua cùng

Với việc chọn mua laptop cũ bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền tương đối lớn, thế nhưng để có thể chọn mua laptop cũ với chất lượng tốt không hề dễ dàng. Tình trạng nhiều cửa hàng đánh tráo, thay thế linh kiện dỏm vào laptop cũ để bán khá phổ biến, vậy nên đừng quá quan tâm đến những lời quảng cáo hấp dẫn từ người bán như máy mới 99%, laptop cũ giá rẻ...

Không phải ai trong chúng ta cũng am hiểu về công nghệ, nếu một ngày bạn bị lừa khi mua laptop cũ thì không nên quá buồn, vì ở ngoài kia còn biết bao nhiêu dân công nghệ đi mua vẫn còn bị người bán lừa huống chi là bạn. Mặc dù nói là vậy, nhưng nếu khi chọn mua laptop cũ đi với người thân có kinh nghiệm nhất là những bạn học công nghệ thông tin đi cùng sẽ tốt hơn nhiều.

4/ Lưu ý:

 Tuyệt đối không nên mua hàng qua mạng theo những lời quảng cáo và những hình ảnh bắt mắt. Tốt nhất là bạn nên đến trực tiếp để kiểm tra và chọn lựa, nếu ở quá xa nơi bán thì bạn có thể nhờ bạn bè thân có hiểu biết về máy tính giúp bạn kiểm tra.

Với những điều chia sẻ trên của chúng tôi, bạn có thể tìm mua một chiếc laptop tốt phù hợp với khả năng tài chính mà không cần lo mua phải hàng kém chất lượng. chúc bạn có một lựa chọn thông minh khi mua laptop cũ.

>> Xem thêm: Laptop Dell

Với một số lưu ý khi mua laptop cũ ở trên phần nào cũng là hành trang cho những ai đang có ý định mua laptop cũ, dẫu biết rằng chọn mua laptop cũ là bạn đang đánh cược với may mắn tuy nhiên nếu như có kiến thức, kinh nghiệm thì không quá khó để có thể mua được laptop vừa rẻ lại vừa tốt. Hãy luôn nhớ rằng "mặc dù phải mua laptop cũ nhưng bạn hoàn toàn có quyền được lựa chọn máy tốt nhất cho mình".

Laptop Dell nào phù hợp với công việc đồ họa?

Em đang có nhu cầu mua laptop phục vụ cho công việc. Hiên tại em đang làm thiết kế và sử dụng đồ họa rất nhiều nên cần chiếc laptop phục vụ cho công việc đồ họa. Em có tham khảo thấy Dell có rất nhiều dòng laptop phù hợp cho thiết kế đồ họa. Tuy nhiên, em không biết dòng nào là dùng cho đồ họa tốt nhất. Anh, chị nào có kinh nghiệm hay đã sử dụng qua laptop Dell đồ họa rồi thì cho em xin ý kiến. Xin cám ơn.( Tạ Thành Danh )

Ý kiến bạn đọc

Bạn Tuần Vũ chia sẻ: Nếu bạn không quan trọng về hình thức mà chỉ muốn chọn chiếc máy tính có cấu hình mạnh, pin trâu, chạy chương trình đồ họa mượt và ổn định thì nên chọn Precision dòng Workstation- Máy trạm đồ họa chuyên nghiệp. Minh đang dùng con nay đến này được 4 năm rồi. Máy vẫn chạy rất tốt, bền, và mượt. Tuy nhiên khuyết điểm máy có hơi nóng, bạn cần trang bị thêm quạt nữa là ok. Chúc bạn chọn được máy như ý.

Bạn Nguyễn Cảnh Phúc chia sẻ: Bạn có thể chọn bất kỳ con Dell nào miễn ngoại hình ưng mắt là được CAD và SAP thì hiện nay các dòng chạy Card share từ thế hệ 3 HD Graphics 4000 chưa kể bây giờ đã ra thế hệ 5 Intel HD Graphics 5500 hoàn toàn có thể chạy tốt, bạn đừng nghe mấy ông quá ảo tưởng vào dòng máy trạm thứ nhất nó là máy cũ hoăc cùng lắm là 99% không được bảo hành hãng, tuy biết là rất bền nhưng nếu xui xẻo bị sự cố thì linh kiện thay thế rất hiếm và đắt tiền, và đặc biệt là nó vừa to nặng không tiện di chuyển.  Thân

Bạn Hoàng Nguyên Phạm chia sẻ: Mình khuyên bạn nên chọn dòng máy trạm Dell Precision - dòng máy chuyên phục vụ cho công việc xử lý hình ảnh, đồ họa và thiết kế chuyên nghiệp. Dòng máy này có hiệu năng cực mạnh, bền bỉ, tốc độ xử lý siêu việt mạnh hơn so với nhiều máy tính xách tay hiện nay và có khả năng thay thế máy để bàn. Ngoài ra, Precision còn có vỏ làm băng hợp kim nhôm-magie tương thích tiêu chuẩn của quân đội, giúp máy chống rung và sốc. Bạn chọn Precision sẽ không hối hận đâu

Bạn Phi Hùng chia sẻ: Bạn nên chon Workstation của Dell. Chạy bền bỉ và hiệu suất cao hơn hẳn mấy máy tính hiện nay.  Dell Precision có tùy chọn CPU Core i5, i7 Extreme Edition, đi kèm bộ xử lí đồ họa mạnh mẽ NVIDIA Quadro dòng K hoặc AMD FirePro. Là máy trạm di động đầu tiên được trang bị card AMD FirePro M6000 với giao tiếp PCIe x16 thế hệ thứ ba giúp mang lại hiệu suất khủng cho hệ thống. Về bộ nhớ, người dùng có thể tùy chọn tối đa RAM 32 GB 1600 MHz hoặc 16 GB 1866 MHz. Ổ cứng có thể chọn lựa tối đa 3 ổ SSD hoặc HDD, cho phép cấu hình RAID 0/1/5 tùy mục đích sử dụng với dung lượng tối đa có thể đạt đến 2,8 TB. Với cấu hình mạnh mẽ và thiết kế bền bỉ, Precision được Dell dành riêng cho những người dùng chuyên nghiệp.

Bạn Việt Sơn chia sẻ: Bạn xem máy nào có hỗ trợ đồ họa mạnh mẽ thì chọn thôi vì hiện tại thông tin máy tính trên mạng đâu thiếu gì. Tôi cũng xài máy Lenovo mua cách đây cũng gần 8 năm rồi mà hiện tại tôi vẫn chạy tốt các phần mềm Autocad, photoshop, Ai, revit và một số phần mềm 3d thiết kế nội thất...nhưng mọi thứ vẫn tốt. Kinh nghiệm của tôi máy tốt là một phần quan trọng nhưng người dùng biết sắp xếp và sử dụng chúng. Máy cũ thì có một số hạn chế là cập nhật không được các phần mềm mới nhất hiện tại. Chúc bạn có chọn lựa tốt và có khởi đầu tốt cho cv của mình.  Thân

6 lỗi thường gặp với laptop và cách khắc phục

Bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi quá trình sử dụng laptop xảy ra lỗi. Bài viết sau của Laptop.MuaBanNhanh.com tổng hợp lại một số lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng laptop và cách khắc phục chúng.

1/ Không kết nối được với mạng không dây

Triệu chứng: không có kết nối Internet, vào trình duyệt web khá lâu mà không có nội dung

Giải pháp: kiểm tra chức năng không dây đã bật chưa, sử dụng các công cụ thông minh, kiểm tra router (modem) đang phát tín hiệu quảng bá tên mạng (SSID)

Nếu bạn muốn tránh khỏi các vấn đề mạng thì bạn cần một công cụ để giúp bạn xử lý vấn đề mà không cần đến bất kỳ một biệt ngữ nào, hãy tải về ứng dụng Network Magic (có cả bản miễn phí và thương mại). Phần mềm này sẽ giúp bạn thiết lập và bảo mật mạng dễ dàng.

Hoàn toàn theo một hướng mạng tốt nhất, đồng thời cũng sửa những liên kết mạng không dây bị gián đoạn. Còn đối với những người hay di chuyển thì hãy sử dụng Hotspot Helper của hãng JiWire, không chỉ giúp bạn ở đâu có thể đăng nhập qua Wi-Fi mà còn bảo vệ bạn trước những nguy hại khi lướt mạng. Ứng dụng này cũng bảo mật cả e-mail khi bạn ở cơ quan.

2/ Bàn phím kém (Bad keyboard)

Triệu chứng: các phím bấm lung lay, và thiếu phím (do bị bong ra)

Giải pháp: thay bàn phím

Bàn phím thường phải chịu nhiều "áp lực" nặng. Các bàn phím thường bị long ra hoặc bị mòn đi. Nhờ những hướng dẫn trực tuyến trên mạng, bằng cách nhập vào từ khóa "keyboard replacement" là người sử dụng có thể truy nhập vào CSDL của nhà sản xuất để tìm hiểu nội dung. Ví dụ như CSDL "Ask Iris" của Toshiba cung cấp vô số những hướng dẫn về thay thế phần cứng.

3/  Các điểm ảnh bị cắt (điểm ảnh chết)

Triệu chứng: có những chấm đỏ hoặc xanh lá cây trên màn hình

Giải pháp: loại bỏ các điểm ảnh chết

Những điểm ảnh không mời mà đến là điều phiền toái đối với chức năng của màn hình LCD. Các điểm ảnh này thường lưu lại màu xanh hoặc đỏ mà không sáng như các điểm ảnh khác trên màn hình. Và chắc chắn là các nhà sản xuất không thể nào thay thế màn hình LCD chỉ bởi một vài điểm ảnh như vậy xuất hiện.

Có một giải pháp là sử dụng vật liệu mềm giống như vải nỉ và chà theo chuyển động hình tròn xung quanh điểm ảnh bị cắt đó. Thực hiện cách này thường xuyên sẽ làm cho điểm ảnh sáng lên.

4/ Hệ thống hỏng

Triệu chứng: máy không khởi động vào hệ thống được

Giải pháp: Tháo ổ cứng và để nó thành ổ phụ của máy khác, chạy Checkdisk.

Hầu hết mọi người đều rơi vào trạng thái hoảng hốt, lo sợ khi máy tính không vào được hệ thống. Nhưng nhiều lúc vấn đề rất đơn giản chỉ là thiếu 1 file hệ thống hoặc có 1 sector bị lỗi trong ổ cứng.

Trong trường hợp đó, để xác định điều đó, bạn cần tháo ổ cứng ra theo hướng dẫn của nhà sử dụng và đưa ổ cứng đó vào một hộp USB (tức là một giao diện để biến ổ cứng thành 1 ổ USB). Hiện nay có rất nhiều thiết bị kiểu này và có thể hỏi mua 1 hộp ổ cứng USB ở bất kỳ một cửa hàng bán thiết bị máy tính nào.

Tiếp đó, hãy nối cáp ổ cứng mà bạn vừa lắp với 1 máy PC. Nếu hệ thống file vẫn còn nguyên, thì bạn hãy thử truyền tải file dữ liệu từ máy PC sang ổ USB và ngược lại. Sau đó hãy chạy Checkdisk trên máy PC dưới dạng dòng lệnh DOS (Start/Programs/Accessories/Command Prompt) và gõ X: (X là chữ cái của ổ cứng ngoài - ổ USB) và gõ Enter. Sau đó gõ tiếp "chkdsk /f.". Hệ thống sẽ hỏi bạn dismount ổ đĩa và bạn chọn Y và nhấn Enter.

Máy tính sẽ hiển thị thông tin về ổ cứng của bạn (loại hệ thống, số serial) và sau đó sẽ quét ổ cứng, sửa bất cứ lỗi nào có. Một bản thông báo sẽ hiện ra và bạn có thể thấy những thay đổi đã được thực hiện với ổ  cứng. Nếu tất cả đã tốt, bạn lắp ổ cứng ở lại máy xách tay và thử nghiệm.

5/ Trường hợp máy lên hình được nhưng có màu xanh với thông báo Dumping RAM rồi tắt ngay.

Khi đó, ta phải tháo RAM để vệ sinh các chân cắm cho thật sạch vì có thể do tiếp xúc không được tốt nên máy không nhận được RAM. Bạn hãy: Mở hộp chứa RAM -> tháo RAM -> vệ sinh nhẹ nhàng các chấu cắm -> Gắn cẩn thận vào và kiểm tra lại. Máy có hai hộp RAM cũng thế, vệ sinh tương tự. Nhớ là khi tháo hộp RAM thứ hai ra thì gắn hộp RAM thứ nhất vào. Thao tác gắn RAM phải hết sức cẩn thận vì gắn không đúng sẽ khiến cho màn hình DOS (màn hình đen bên ngoài) bị thu nhỏ và màn hình khởi động Win cũng thế.

6/ Màn hình quay ngược 180 độ.

Phần đầu bị đảo xuống dưới và ngược lại. Chuột cắm vào cũng chạy lung tung cả lên. Bạn chỉ việc bấm vào Ctrl+ Alt+ phím mũi tên chỉ lên, xuống, trái, phải. Hoặc nhấp chuột phải vào Properties ->Setting-> Advance -> Intel Graphic -> tiếp tục vào Properties của Intel Graphic và bỏ dấu click ở phần Enable Rotation.

Lưu ý: laptop bao gồm nhiều linh kiện nhỏ, khi tháo máy để kiểm tra hoặc vệ sinh bạn cần cận thận nếu không sẽ làm lỗi máy. Khi đã biết được nguyên nhân máy bị trục trặc thì bạn cần chắc chắn rằng lỗi đó mình có thể tự giải quyết được hoặc tốt hơn là bạn nên mang đến trung tâm bảo hành, sữa chữa chính hãng (đối với hãng laptop của bạn) hoặc cửa hàng sửa chữa uy tín, có bảo hành để họ sửa chữa cho.

Tham khảo thông tin mua bán laptop nhanh chóng, được giá ở đâu?

Tham khảo đầy đủ các giá laptop từ cộng đồng mua bán chuyên nghiệp tại Muabannhanh.com - Xem ngay: Mua bán laptop