5 nguyên nhân gây hư hỏng ổ cứng laptop của bạn

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự cố khi sử dụng laptop. Và nếu không có kinh nghiệm, chắc hẳn bạn sẽ phải tốn một ít tiền khi quyết định nhờ người khác sửa chữa.
  1. Tần suất bật máy và tắt máy.

Khi chúng ta bật hay tắt máy là tốc độ truy suất ổ cứng nhiều nhất – Nó sẽ khiến cho ổ cứng quay nhiều hơn và có thể hao mòn ổ đĩa nhanh hơn so với khi ta sử dụng thông thường.

Để tránh điều này xảy ra HNCOM xin đưa ra cho bạn 1 lời khuyên nếu bạn xác định rời xa chiếc laptop của mình lâu (nửa ngày chẳng hạn) bạn nên tắt hẳn laptop đi – Còn nếu bạn chỉ rời chiếc laptop khoảng 1 tiếng hoặc vài giờ đồng hồ thì ta nên chuyển laptop sang chế độ Standby hoặc Hibernation, Sleep để hệ thống ngắt nguồn điện vào ổ cứng.

  1. Nhiệt độ quá nóng.

Như chúng ta biết tất cả các thành phần linh kiện trong laptop đều được nhà sản xuất tính toán trước nhiệt độ cho phép. Riêng ổ cứng với tốc độ quay 5400 RPM và 7200 RPM tốc độ xử lý khác nhau 1 chút nhưng ổ cứng 7200RPM hoạt động nóng hơn ổ 5400RPM. Nên chúng ta cần cân nhắc trước khi lựa chọn ổ cứng phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Vì lý do đó bạn cần phải luôn giữ nhiệt độ hoạt động ở mức độ cho phép cũng như luôn giữ luồng không khí làm mát bên trong laptop vì nhiệt độ bên trong laptop nóng hơn rất nhiều so với nhiệt độ phòng của mình – Vì thế bạn đừng nghĩ phòng mình mát là nhiệt độ bên trong máy cũng mát theo nhé.

Để đảm bảo cho vấn đề này bạn cần phải đi vệ sinh laptop thường xuyên, định kỳ từ 3 đến 6 tháng 1 lần để giúp quạt tản nhiệt quay êm ái hơn và laptop thoát được nhiều khí nóng ra ngoài. Khi sử dụng laptop nên để laptop của mình trên một mặt phẳng tránh đặt laptop lên gối, lên đệm, lên chăn dễ làm bịt lỗ thoát khí của laptop khiến laptop chạy nóng hơn.

Nếu có điều kiện bạn có thể mua 1 chiếc đế tản nhiệt dành cho laptop để đảm bảo thoát nhiệt cho laptop.

 

  1. Hư hỏng vật lý

Cách nhanh nhất làm hư hỏng laptop thường gặp hoàn toàn ổ cứng là tác động vật lý. Như chúng ta biết ổ cứng có cấu tạo từ nhiều bộ phận chuyển động cơ học và có thể gặp trục trặc khi có những xáo trộn. Chỉ cần vô tình làm rơi nhẹ trong khi ổ cứng vẫn đang hoạt động cũng có thể gây ra vấn đề.

Để đảm bảo an toàn tối đa, hãy nhớ là không được tháo ổ cứng khỏi laptop khi chúng còn đang hoạt động hoặc giảm di chuyển laptop khi chúng đang hoạt động và nếu có bắt buộc phải làm thì nên nhẹ nhàng và cẩn thận.

  1. Phân mảnh tập tin

Chắc nhiều bạn sẽ chưa hình dung ra được phân mảnh tập tin là như thế nào. Chiếc ổ cứng của chúng ta có rất nhiều sector được sắp xếp theo thứ tự khi chúng ta xóa hoặc ghi dữ liệu vào ổ cứng nhiều lần sẽ khiến ổ cứng của chúng ta bị phân mảnh tức 1 tập tin có thể nằm ở nhiều sector khác nhau.

Khi đó ổ cứng của chúng ta sẽ phải đọc nhiều hơn bình thường để tìm kiếm các mảnh của 1 tập tin nằm phân tán khắp nơi trong ổ cứng thay vì chúng được sắp xếp ở gần nhau (như chiếc ổ cứng mới sử dụng). Do đó ổ cứng của chúng ta sẽ dễ bị hao mòn và nhanh bị hỏng hơn và điều này sẽ được tích tụ theo từng ngày từng ngày.

Lời khuyến mà HNCOM đưa ra cho bạn là nên sử dụng công cụ chống phân mảnh của hãng thứ 3 để thực hiện công việc chống phân mảnh thường xuyên và định kỳ việc chống phân mảnh này sẽ giúp chúng ta tăng được tốc độ cho chiếc laptop của mình cũng như việc các tập tin sẽ được tìm kiếm nhanh hơn.

  1. Sốc điện hay điện áp thay đổi đột ngột.

Nguồn điện cung cấp cho mọi thiết bị điện trong gia đình hay cơ quan chúng ta thường không ổn định đôi khi điện áp tăng vọt so với bình thường và ngược lại bị sụt so với bình thường với hiện tượng này nhiều khi sẽ gây ra hư hỏng các linh kiện bên trong laptop.